Duolingo

Đào tạo không mạnh về chiến thuậtĐiểm chu soi kèo bóng đá

【soi kèo bóng đá】CLB HAGL sa sút trầm trọng: Do phương pháp đào tạo có vấn đề?

Đào tạo không mạnh về chiến thuật

Điểm chung dễ thấy nhất của CLB HAGL chính là lò đào tạo trẻ theo phương pháp của Học viện Arsenal-JMG,úttrầmtrọngDophươngphápđàotạocóvấnđềsoi kèo bóng đá trong đó chú trọng nền tảng kỹ thuật rồi sau đó mới nâng cấp, hoàn thiện chiến thuật. Chính vì đặt nặng yếu tố kỹ thuật nên lò HAGL được đào tạo rất bài bản theo một hệ thống kỹ thuật vừa căn bản vừa khá sáng tạo trong khả năng kiểm soát và xử lý bóng. Điều đó thể hiện rõ nét từ khi lứa đầu tiên của học viện HAGL JMG xuất trận ở giải trẻ Nutifood 2013 và bắt đầu chinh chiến hàng loạt các giải trong nước và quốc tế sau đó. 

Highlight CLB Sông Lam Nghệ An - CLB LPBank HAGL | Vòng 6 V-League 2023-2024

Người xem HAGL đều thích thú với khả năng điều khiển trái bóng tinh tế của Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn, Xuân Trường, sự điều tiết thông minh trong phạm vi hẹp và những pha bứt tốc ở đoạn ngắn rất hay của nhóm cầu thủ nổi bật này. Sau này các lứa kế tiếp cũng được đào tạo và trui rèn theo cách đó và dĩ nhiên họ cũng thiên về khả năng kiểm soát bóng và chỉ loay hoay làm sao giữ bóng một cách khéo léo mà thôi.

Hoàng Anh Gia Lai: Bao giờ những đứa trẻ của bầu Đức mới lớn? - Ảnh 1.

Tuấn Anh (áo xanh) không thể đua tốc độ với sức trẻ của Mạnh Quỳnh (SLNA)

Minh Tú

Chính vì chỉ mạnh về kỹ thuật nên 2 yếu tố quan trọng còn lại là nền tảng thể lực và chiến thuật chưa được nâng cao để đáp ứng yêu cầu thi đấu đỉnh cao liên tục, vì thế dàn cầu thủ HAGL dù đá đẹp nhưng lại mau "hụt hơi" và chưa có một lối đá hiệu quả. Sự xuống sức thể hiện rõ ở một loạt cầu thủ khi qua phút 60 dần đánh mất tốc độ cũng như sức nhanh cộng với thiếu sức mạnh trong lối đá nên dễ gặp chấn thương, trường hợp của Tuấn Anh hay Xuân Trường là ví dụ. 

Đặc biệt, lối đá của HAGL thi thố chỉ mạnh về tấn công còn phòng ngự lại thiếu chặt chẽ, thiếu những đầu tàu chỉ huy, dẫn đến sự mất cân bằng trên sân. Vì thế nhiều lúc HAGL ghi bàn xong thì "cầm vàng lại để vàng rơi" do phòng ngự quá yếu, tuyến giữa thiếu sức mạnh để kiểm soát khu trung tuyến tránh bị tràn ngập ở thế thủ. Một thời gian dài không phải HAGL không nhận ra điểm yếu cốt tử này nhưng họ vẫn loay hoay vá víu bằng những bổ sung, tăng cường để kéo gần khoảng cách công - thủ. Dù vậy thực tế vẫn cho thấy do cách đào tạo từ căn bản không mạnh về chiến thuật nên HAGL hết giải này qua giải khác vẫn cứ như những đứa trẻ chẳng bao giờ lớn.

Hoàng Anh Gia Lai: Bao giờ những đứa trẻ của bầu Đức mới lớn? - Ảnh 2.

A Hoàng vẫn chưa thể tạo yên tâm nơi hàng thủ

Minh Tú

Phong độ trồi sụt vì thiếu chiều sâu

Bỏ qua giai đoạn "làm mưa làm gió" của những năm đầu 2000 khi bầu Đức kéo về hàng loạt ngôi sao và giúp đội bóng phố núi 2 lần lên ngôi vô địch quốc gia 2003, 2004, chỉ tính từ khi lứa Công Phượng bắt đầu xuất hiện ở sân chơi đỉnh cao trong nước và HAGL thay thế gần như tuyệt đối số cầu thủ cũ từ 2015 trở đi thì gần chục năm qua đội bóng chủ sân Pleiku chưa có một thành tích nào xứng đáng với mong đợi. 

Thời điểm tốt nhất chính là nửa đầu năm 2021 khi HAGL chơi khá thăng hoa dưới bàn tay của HLV Kiatisak, nhưng đó cũng là giai đoạn thể hiện khá nhất của lứa thế hệ vàng 1995 - 1996 của bầu Đức. Do dịch bệnh giải buộc phải ngừng và khi trở lại vào mùa sau thì đội bóng phố núi không còn là chính mình.

Hoàng Anh Gia Lai: Bao giờ những đứa trẻ của bầu Đức mới lớn? - Ảnh 3.

Châu Ngọc Quang (giữa) phải gánh tuyến giữa khiến mất đi khả năng sáng tạo

Minh Tú

Phong độ trồi sụt hay nói chính xác là đi xuống như hiện nay phụ thuộc rất lớn vào nhân sự. Lần lượt Công Phượng, Văn Toàn, Văn Thanh, Hồng Duy, Xuân Trường ra đi để lại lỗ hổng lớn mà lứa kế thừa của HAGL không đáp ứng được. Một phần họ được đào tạo theo kiểu cũ không hay bằng lứa đàn anh, phần khác họ không có những nhân vật đủ sức tạo ra ảnh hưởng trong lối chơi nên Kiatisak dù có tài thánh cũng không thể biến những cầu thủ làng nhàng thành ngôi sao được. Phát biểu sau trận thua SLNA mới đây, cựu danh thủ Thái Lan cũng thể hiện rõ sự bất lực khi nói: "Cầu thủ trẻ HAGL cần học thêm về chiến thuật". Lời nói này là minh chứng cho thấy cầu thủ HAGL từ lâu đã không mạnh về chiến thuật nên bây giờ cho thấy họ quá lúng túng khi triển khai cách chơi sao cho tinh tế và gắn kết.

Xem HAGL đá bây giờ thấy rõ gánh nặng trên vai bộ tứ trụ cột còn lại là Tuấn Anh, Ngọc Quang, Minh Vương và Lê Văn Sơn. Họ không thể cứ mãi gánh team hoài khi các vệ tinh xung quanh ngoại lẫn nội binh đều chơi kém. Ngoại binh thì không biết do kinh phí hay vì lý do gì mà tậu về toàn là những cầu thủ vừa yếu chuyên môn vừa không phù hợp. Vài người chơi được thì sau 1 hoặc cao lắm 2 mùa cũng lại ra đi. 

Còn nội binh thì lớp kế cận quá thiếu tầm vóc và yếu tâm lý thi đấu đỉnh cao dù họ cũng đã được thử lửa V-League không dưới 2 - 3 mùa. Như Trần Bảo Toàn, Dụng Quang Nho, A Hoàng, Đinh Thanh Bình, Nguyễn Thanh Nhân, Võ Đình Lâm hay Nguyễn Đức Việt đều chập chờn. Chân sút được xem là vua ghi bàn giải trẻ Nguyễn Quốc Việt cũng không thể hiện được nhiều khi lạc lõng bởi lối đá thiếu sức mạnh của HAGL. Ngay thủ môn Trần Trung Kiên cũng thiếu sự tự tin. Pha bắt bóng lỗi để Ngô Văn Lương đá nối ghi bàn duy nhất cho SLNA cho thấy đó là những điểm yếu do chính HAGL tự gây ra kéo lùi thành tích của đội mình.

Hoàng Anh Gia Lai: Bao giờ những đứa trẻ của bầu Đức mới lớn? - Ảnh 4.

Trần Bảo Toàn (phía sau) thiếu sức mạnh khi tranh chấp với cầu thủ SLNA

Minh Tú

Hơn lúc nào hết, HAGL cần đứng dậy bằng nỗ lực gấp bội để không còn xuất hiện những yếu kém hết lần này đến lần khác như vậy. Chặng đường phía trước còn rất khó khăn khi 2 trận còn lại trong tháng 12 gặp 2 CLB Nam Định và CLB Hà Nội. Nói cách khác, họ phải tự cứu mình trong cơn nguy khốn này, nếu không thì câu nói "những đứa trẻ chẳng bao giờ lớn" sẽ còn đeo đẳng đội bóng của bầu Đức còn lâu dài.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap